Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Tại sao phải quản lý nhân sự?

Quản lý nhân sự là một trong các chức năng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới con người, văn hóa doanh nghiệp,... Nhân viên nhân sự thực hiện nhiều nhiệm vụ từ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, tính toán lương thưởng, chế độ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, sắp xếp sử dụng nguồn lao động,... Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến tầm quan trọng, vai trò của công tác quản lý nhân sự, tại sao phải quản lý nhân sự.

Tầm quan trọng của quản lý nhân sự - Tại sao phải quản lý nhân sự?

        
Tại sao phải quản lý nhân sự 

1. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình

Nhân viên là người thực hiện các công việc, họ là người sáng tạo, lên kế hoạch, đề ra phương pháp nhằm phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý nhân sự hiệu quả sẽ giúp tận dụng nguồn lực nhân sự một cách tối đa nhằm phát triển doanh nghiệp. 

2. Thiết kế các chương trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển chuyên môn

Nhà quản lý nhân sự là người sàng lọc hồ sơ, đề xuất các sáng kiến cũng như thiết kế các tiêu chuẩn phù hợp cho từng vị trí công việc. Đồng thời họ cũng là người cung cấp sự chuẩn bị cho nhân viên bằng việc đưa ra các chương trình đào tạo nhằm phát triển chuyên môn và các kỹ năng làm việc. 

3. Đánh giá năng lực nhân sự

Hệ thống quản lý nhân sự sẽ giúp đốc thúc, thúc đẩy hiệu quả của nhân viên bằng cách đánh giá năng lực. Từ đó nhắc nhở giám sát nhân viên. 

4. Duy trì môi trường làm việc thân thiện

Môi trường cũng như văn hóa làm việc là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất công việc, sự hài lòng cũng như sự gắn bó của nhân viên tới công ty. 

5. Giải quyết các tranh chấp

Bộ phận nhân sự sẽ là cầu nối để tư vấn giải quyết các mâu thuẫn phức tạp xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp.

6. Đào tạo, chuẩn bị nhân tài tương lai

Chọn lọc và đào tạo các nhân sự có tiềm năng nhằm chuẩn bị nguồn lực tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

7. Tính lương

Hệ thống quản lý nhân sự giúp xử lý các vấn đề liên quan đến lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân,...

8. Tạo ra nhận thức cho nhân viên

Quản lý nhân sự là một bộ phận quan trọng do họ là người  ảnh hưởng và phát triển nhận thức của nhân viên về môi trường làm việc cũng như các chi tiết đánh giá đồng thời cung cấp các thông tin về doanh nghiệp và các bộ phận. 

9. Con người cần được tôn trọng

Quản lý nhân sự cần đảm bảo tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó người lao động được tôn trọng .

10. Khảo sát sự hài lòng của nhân viên

Quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm về mức độ hài lòng hay bất mãn của các nhân viên trong môi trường làm việc đồng thời tạo động lực cho nhân viên. 




Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Cách quản lý nhân sự của các công ty Nhật Bản

Quản lý nhân sự là một hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết quản lý nhân sự của các công ty Nhật Bản.

Bí quyết quản lý nhân sự của các công ty Nhật Bản

Công việc làm trọn đời

Các công ty Nhật Bản coi đây là phương pháp giúp nâng cao năng suất. Số công nhân, nhân viên tạm thời thường chỉ chiếm 6% lực lượng lao động. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh sa sút, các công ty sẽ giữ lại những nhân viên có tay nghề, làm việc suốt đời này. Các nhân viên Nhật Bản thường thích làm một công việc suốt đời và ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nước khác.

Sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định

Các công ty Nhật thường khuyến khích sự hợp tác giữa nhà quản lý và người lao động. Nhân viên cũng sẽ tham gia vào hoạt động quản trị, đưa ra ý kiến về hoạt động của công ty. 

Nhóm kiểm tra chất lượng

Nhóm kiểm tra chất lượng bao gồm nhiều nhóm công nhân nhỏ, gặp nhau thường xuyên để phát hiện và để giải quyết các khó khăn của họ. Hoạt động này là sự trao đổi ý kiến giữa các đồng nghiệp với nhau.

bí quyết quản lý nhân sự của các công ty Nhật Bản

Làm việc nhóm, luân chuyển vị trí

Phương pháp làm việc theo nhóm giúp thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm, điều này giúp giảm sự nhàm chán đồng thời phát triển khả năng thay thế trong trường hợp có nhân sự trong nhóm vắng mặt. Bên cạnh đó, các nhóm công nhân viên còn kiểm soát chất lượng và tự sửa chữa máy móc của mình.

Tổ chức huấn luyện, đào tạo các nhà quản lý tại chi nhánh ngoài nước

Các công ty đa quốc gia Nhật Bản thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị địa phương hơn là những người xa xứ do các nhà quản trị địa phương thông hiểu các điều kiện hoạt động ở địa phương hơn. Các công ty này thuyên chuyển nhân viên ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năng, chuyên môn và các hoạt động kinh doanh ở nước nhà, để kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và để phát triển các nhà quản trị.

Khuyến khích sáng tạo

Các công ty Nhật Bản thường chú trọng đến những chính sách nhằm ưu đãi những nhân viên dẫn đầu các hoạt động sáng tạo. Từ đó, tạo cơ hội bình đẳng sáng tạo cho tất cả mọi người . Bên cạnh đó, công ty Nhật Bản thường chú ý đến hệ thống khen thưởng, chính sách đãi ngộ và hỗ trợ khuyến khích người lao động.

Những thay đổi về mặt nhân sự cấp vụ trong Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra các quyết định về điều động cũng như bổ nhiệm lãnh đạo cấp vụ và các đơn vị trực thuộc vào ngày 03/01/2017 vừa rồi.

Theo đó, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) kể từ 01/01/2017. Thời hạn giữ chức vụ sẽ là 5 năm kể từ ngày được điều động và bổ nhiệm.

Ông Nguyễn Tiến Đông từng giữ vị trí Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước.


Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng được bổ nhiệm lên làm Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước. Ông từng đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC. Ông Hùng rời VAMC và tiếp nhận vị trí từ ngày 01/01/2017. Thời hạn giữ chức vụ của ông Nguyễn Quốc Hùng là 5 năm kể từ ngày được điều động và bổ nhiệm.
Ông Hùng cũng từng đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc Agribank trước khi được điều động và bổ nhiệm tại VAMC.
Tính đến nay, VAMC có vốn điều lệ khoảng 2.000 tỷ đồng. VAMC đã bắt đầu đi vào hoạt động và tiến hành mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ tháng 10/2013. Đến thời điểm hiện tại, công ty này đã mua khoảng hơn 260.000 tỷ đồng nợ xấu, phát hành hơn 230.000 tỷ đồng tổng giá trị trái phiếu đặc biệt cho các tổ chức tín dụng.